Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


You are not connected. Please login or register

Cùng Học cách Làm Thơ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Cùng Học cách Làm Thơ Empty Cùng Học cách Làm Thơ Fri Sep 09, 2011 5:56 pm

Phong Ba Tình Đời

Phong Ba Tình Đời

Chào các bạn !


Hướng dẫn dưới đây do bee sưu tầm (không phải bee viết nhé). Các bạn
scroll xuống dưới để xem cách làm các thể loại thơ khác. Nói chung thơ
có qui luật, tuy nhiên theo xu hướng bây giờ thơ thiên về biểu hiện cảm
xúc một cách tự do nên ít đi vào qui luật thi ca. Hướng dẫn dưới đây sẽ
giúp các bạn mới tập làm thơ tham khảo (bee cũng phải tham khảo luôn [You must be registered and logged in to see this image.])


TẬP LÀM THƠ LỤC BÁT


Để bắt đầu tập làm thơ, các bạn nên học thơ LỤC BÁT trước . Thể thơ
này là thơ chính tông của Việt nam nước ta. Khác với thơ của Tàu, vì thơ
Tàu chỉ có vần cuối câu mà thôi . Trong khi đó thơ lục bát của dân tộc
ta có vần ở giữa câu .


Lục nghĩa là 6 . Bát nghĩa là 8


Thơ Lục Bát nghĩa là câu thơ đầu có sáu chữ , câu thơ kế có tám chữ ,
câu tiếp theo là sáu chữ và câu kế tiếp phải là tám chữ và cứ như vậy
cho đến khi không còn ý để viết bài thơ .


Phần 1

Khi làm thơ bạn phải biết luật Bằng Trắc của thơ


Những chữ nào có dấu sắc ' , dấu hỏi ? , dấu ngã ~ và dấu nặng .

thì người ta gọi là TRẮC .


Ví dụ: Lá , Lả , Lã , Lạ


Chữ nào có dấu huyền ` và chữ không có dấu nào hết người ta gọi là BẰNG


Ví dụ: Là , La


Luật của thơ Lục Bát thông thường được định như sau:


b B t T b B

b B t T b B t B


Bằng viết tắc là B

Trắc viết tắc là T

Chữ b và chữ t không có viết hoa ở đây nghĩa là chữ này vần Bằng hay vần Trắc cũng được



Bạn có thể nhớ Luật Bằng Trắc của Thơ Lục Bát như sau:


Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát , không cần theo luật Trắc hay Bằng

Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Bằng

Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Trắc


Ví dụ 2 câu thơ sau đây:


Nhiễu ĐIỀU phũ LẤY giá GƯƠNG

Người TRONG một NƯỚC phải THƯƠNG nhau CÙNG


Những chữ viết HOA ở đây là theo Luật Bằng, Trắc

Những chữ viết thường không cần theo luật


Phần 2

Khi làm thơ thì phải có ÂM VẦN thì bài thơ mới suôn

Âm Vần là những phụ âm cuối của các chữ


Ví dụ:

ung ùng , ương ường , iu iều .v . v..



Vần trong câu thơ:

Chữ cuối của câu Lục , phải vần với chữ thứ Sáu của câu Bát

Chữ cuối của câu Bát đó, phải vần với chữ cuối của câu Lục kế tiếp

cứ như vậy làm hoài .


Ví dụ 2 câu thơ Lục Bát sau đây:


Bầu ơi thương lấy bí CÙNG

Tuy rằng khác giống nhưng CHUNG một giàn


Chữ CÙNG và chữ CHUNG viết hoa ở đây có cùng âm vần đó các bạn



Chú ý: Trong câu BÁT , chữ thứ 6 là KHÔNG DẤU thì chữ thứ 8 phải là dấu HUYỀN

Nếu chữ thứ 6 la`dấu HUYỀN thì chữ thứ 8 phải là KHÔNG DẤU

Khi làm thơ , ngoài luật Bằng Trắc và Âm Vần , còn có ý của lời thơ phải bổ túc cho nhau


Đó là căn bản Luật Bằng Trắc và Âm Vần của thơ Lục Bát .



Hôm nay tôi học làm thơ

Ðọc xong đường luật muốn mờ mắt luôn

Khi làm thơ phải cho suôn

Luật thơ bằng trắc vô khuôn âm vần

Làm thơ cũng phải chuyên cần

Ngày đêm mài bút dần dần hay thôi



Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một cách viết của thể thơ Lục Bát nữa , đó là cách viết thơ Lục Bát có câu đối .


Vì thơ Lục Bát có hai câu ngắn dài không đều, cho nên khi người ta
muốn đối, thì chỉ dùng tiểu-đối trong một câu, chứ không có bình-đối hai
câu với nhau


Theo luật thơ Lục Bát mà chúng ta đã học thì tiếng thứ 2 của câu Lục là vần bằng

Song khi có tiểu đối thì tiếng thứ 2 trong câu Lục có thể là vần trắc

Trong trường hợp này người ta để dấu phảy chính giữa để ngắt nhịp thơ ra làm hai , giống như câu thơ dưới đây


Ví dụ:


Hoa vẫn nở , nhụy chưa tàn

Thì anh đây mãi muôn vàn yêu em


chúng ta học thêm về một cách viết về Âm Vần của Lục Bát Biến Thể .
Thể này dùng để uyển chuyển trong bài thơ, đôi khi đặt câu và chọn âm
vần của câu bát hay bị kẹt . Theo lối lục bát biến thể này, cũng vẫn cho
ta một âm điệu trầm bổng du dương . Thường thì ta thấy trong các câu ca
dao hoặc câu đố ngày xưa hay dùng .


Ví dụ câu đố sau đây:


Trên lông mà dưới cũng LÔNG

Tối lại nằm CHỒNG , thành đủ một đôi


Trong 2 câu này ta thấy chữ cuối của câu Lục là LÔNG

Có Âm Vần với chữ thứ 4 của câu Bát là CHỒNG


Hoặc trong câu 2 ca dao dưới đây:


Con Cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao


Trong 2 câu này chữ cuối của câu Lục là đêm

Có Âm Vần với chữ thứ 4 của câu Bát là mềm



Luật:


b B t T b B

t T b B t T b B


Chữ B in đậm là Âm Vần đó các bạn


t=trắc

b=bằng

T,B viết hoa là phải theo luật

t,b nhỏ không cần theo luật


Luật này chỉ thay đổi trong câu Bát mà thôi


Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của câu bát phải theo luật trắc


ÂM Vần:


Chữ cuối của câu Lục

Vần với chữ thứ 4 của câu Bát


Để ý:


Chữ thứ 4 vần bằng mang dấu huyền, vần với chữ cuối của câu Lục trên đó

Chữ cuối câu bát, vần bằng không dấu


Lưu ý: Trong câu 8 (bát) nếu các chữ thứ 1,3,5,7 giữ theo luật trắc thì khi đọc vần điệu sẽ hay hơn



Thất Ngôn Tứ Tuyệt


Thất Ngôn Tứ Tuyệt này, luật được lấy từ 4 câu cuối của thể thơ Thất Ngôn Bát Cú


Thể thơ này chỉ có hai vần mà thôi, vần chữ cuối câu 2 và vần chữ cuối câu 4 (v)


Luật Bằng:


b-B-t-T-b B-T (đối câu dưới)

t-T-b-B-t-T-B (v) (đối câu trên)

t-T-b-B-b-T-T

b-B-t-T-t-B-B (v)


Luật Trắc:


t-T-b-B-b-T-T (đối câu dưới)

b-B-t-T-t-B-B (v) (đối câu trên)

b-B-t-T-b-B-T

t-T-b-B-t-T-B (v)


Vd:


Được dzạy làm thơ sướng quá đi

Ngồi đây suy nghĩ chẳng ra gì

Cái đầu muốn bể xin ai giúp

Bé nguyện từ đây sẽ mãi ghi

(Bút Tạ)



TẬP LÀM THƠ THỂ LOẠI NGŨ NGÔN


Chúng ta sẽ cùng nhau học về thể thơ Ngũ Ngôn . Thể thơ này cũng là
một thể thơ đời Đường của Trung Hoa lúc xưa . Ngoài lối tám câu, thơ ngũ
ngôn còn có thể làm dài hơn nữa . Về phần ý nghĩa và nội dung thì giống
như thể thơ Thất Ngôn Bát Cú

Nghĩa là hai câu đầu là mở đề

Bốn câu giữa có đối với nhau và luận cho rộng ra

Hai câu cuối tổng kết lại cả bài


Luật có hai thứ, một thứ là luật bằng và một thứ là luật trắc , hễ
chữ thứ hai trong câu thơ đầu là tiếng bằng, thì gọi là luật bằng , chữ
thứ hai là tiếng trắc, thì gọi là luật trắc

Hai luật ấy được định như sau:


Ngũ ngôn tám câu luật bằng


T-B-T-T-B(v)

T-T-T-B-B(v)

T-T-B-B-T --->đối câu 4

T-B-T-T-B(v)

T-B-B-T-T --->đối câu 6

T-T-T-B-B(v)

T-T-B-B-T

T-B-T-T-B(v)


Ve kêu nhắn hạ về

Nhạn trắng rảo bờ đê

Kiếm cá trên mương ruộng

Tìm tôm dưới suối khe

Cu gù nơi ngọn bắp

Két réo chổ bông kê

Phảng phất mùi hoa sứ

Trong lành hoạt cảnh quê


Ngũ ngôn tám câu luật trắc


T-T-T-B-B(v)

B-B-T-T-B(v)

B-B-B-T-T--->đối câu 4

T-T-T-B-B(v)

T-T-B-B-T--->đối câu 6

B-B-T-T-B(v)

B-B-B-T-T

T-T-T-B-B(v)


Trống dứt báo tan trường

Chia tay thấy vấn vương

Thầy cô rời mỗi ngã

*Bậu bạn giạt muôn phương

Phượng nở đầy bên lối

Ve kêu rộn cạnh đường

Hè về chi giã biệt

Lớp học lẫn người thương


*(Bậu có nghĩa là người yêu gái)


Các bạn hãy để ý những chữ thứ hai và chữ thứ tư trong các câu là
luật định, chữ cuối của các câu 3,5,7 luôn luôn là luật trắc, chữ cuối
của các câu 1,2,4,6,8 phải vần với nhau .



Song Thất Lục Bát


Thể thơ Song Thất Lục Bát và thể thơ Lục Bát là thơ chánh tông của dân tộc Việt Nam ta .


Thể thơ này gồm có 2 câu đầu là 7 chữ , gọi là Song Thất

Câu kế có 6 chữ rồi câu tiếp theo có 8 chữ , gọi là Lục Bát


Luật Bằng Trắc


Trong câu thất đầu, chữ thứ 3 là trắc, chữ thứ 5 là bằng và chữ thứ 7 là trắc


Trong câu thất kế, chữ thứ 3 là bằng, chữ thứ 5 là trắc, và chữ thứ 7 là bằng .


Các chữ còn lại 1, 2, 4 và 6 theo luật nào cũng được


Hai câu lục bát tiếp theo thì giống luật lục bát chúng ta đã học


Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát , không cần theo luật Trắc hay Bằng

Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Bằng

Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Trắc


Vần

Tiếng cuối của câu thất đầu là luật trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là luật trắc


Tiếng cuối của câu thất kế vần với tiếng cuối của câu lục


Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát


Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo


và cứ như vậy mà tiếp tục làm cho đến khi hong còn ý để viết


Khi làm thơ Song Thất Lục bát , ý nghĩa của 4 câu phải khớp với nhau, nếu làm dài hơn thì cả bài phải có cùng chung một ý


Luật thể thơ song thất lục bát được định như sau:


b t T b B t T(v)

t b B t T(v) b B(v)

b B t T b B(v)

b B t T b B(v) t B(v)


Chữ B và T lớn phải theo luật Bằng hay Trắc


Chữ t và b nhỏ theo luật nào cũng được


Chữ v là âm vần và phải theo cách gieo vần


Lưu ý:


Nếu chữ thứ 6 của câu thất đầu giữ theo luật trắc


Và chữ thứ thứ 7 của câu bát cuối giữ theo luật trắc


thì bài thơ sẽ có phần âm hưởng du dương theo trầm bổng và suôn hơn bình thường


******* Thu về nhớ người *******


Rồi tháng Hạ không còn lắng đọng

Tiết Thu về đắm mộng sầu tơ

Ngồi buồn tôi chép vần thơ

Hạ đi Thu đến hồn mơ nhớ người


Nhìn cúc tím vàng tươi chợt nở

Giống tình anh mới trở cơn say

Yêu em hình bóng thon gầy

Gío thu quện tóc xõa đầy bờ vai


Trời sắp sáng ban mai ló dạng

Cả đêm ngồi nhớ dáng em xưa

Lòng anh biết nói sao vừa

Yêu thầm trộm nhớ chưa quên bao giờ


Anh ở đó luôn chờ đợi ước

Mùa Thu nào sẽ bước bên nhau

Cùng em ngắm cảnh rừng sau

Lá vàng tím đỏ nhiều màu đẹp xinh


chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một lối viết có đối trong thể thơ song
thất lục bát . Như chúng ta đã biết, song thất lục bát là thể thơ cứ hai
câu 7 chữ rồi đến một câu 6 chữ và một câu 8 chữ

Vì hai câu thất đầu đều có 7 chữ, nên chúng ta có thể làm bình đối hai câu với nhau

Một điểm nữa chúng ta cần để ý là câu thất đầu khi nào không có đối
với câu thất dưới, thì tiếng thứ 3 trong câu thất đầu có thể là vần bằng



Luật thể thơ song thất lục bát được định như sau:


b t T b B t T(v)

t b B t T(v) b B(v)

b B t T b B(v)

b B t T b B(v) t B(v)


Chữ B và T lớn phải theo luật Bằng hay Trắc


Chữ v là âm vần và phải theo cách gieo vần


Luật Bằng Trắc


Trong câu thất đầu, chữ thứ 3 là trắc, chữ thứ 5 là bằng và chữ thứ 7 là trắc


Trong câu thất kế, chữ thứ 3 là bằng, chữ thứ 5 là trắc, và chữ thứ 7 là bằng


Hai câu lục bát tiếp theo thì giống luật lục bát chúng ta đã học


Vần


Tiếng cuối của câu thất đầu là luật trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là luật trắc


Tiếng cuối của câu thất kế vần với tiếng cuối của câu lục


Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát


Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo


và cứ như vậy mà tiếp tục làm cho đến khi không còn ý để viết


Vần chính của vần trắc


ất đi với ất


ước đi với ước ... và những chữ có cùng vần trắc như vậy gọi là vần chính của vần trắc


Vần thông của vần trắc


é, ị --> đi chung với nhau được

ổ, ũ

ọ, ủa

ĩa, uệ

áo, iễu

ói, ủi

ác, ước

ấc, ực

ạm, ợm

ặn, ẩn

óng, úng

ật, ắt

ật, ứt

út, uốt



Thơ có đối khi coi khó học

Luật không vần lúc đọc găng nghe

Làm thơ thì phải có vè

Vần thông đúng luật thì bè mới hay



Thất Ngôn Bát Cú Luật Bằng


Chữ....1..2..3..4..5..6..7

Câu 1: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)

Câu 2: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)

Câu 3: tb-T-tb-B-.B-T-T----(đối câu 4)

Câu 4: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)(đối câu 3)

Câu 5: tb-B-tb-T-tb-B-T----(đối câu 6)

Câu 6: tb-T-tb-B-tb-T-B(v).(đối câu 5)

Câu 7: tb-T-tb-B-B-.T-T

Câu 8: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)


*******Xuân Tàn******

Mùa đông lạnh lẽo đã dần tan

Nắng ấm xuân sang bướm chập chờn

Trước cổng lưa thưa vài bụi trúc

Bên thềm một dãy mấy cành lan

Hai câu đối đỏ treo nơi cửa

Bốn bánh chưng xanh để cạnh bàn

Vạn cánh hoa mai rơi dưới đất

Như đang báo hiệu ánh xuân tàn


BT


Thất Ngôn Bát Cú Luật Trắc


Chữ....1..2..3..4..5..6..7

Câu 1: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)

Câu 2: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)

Câu 3: tb-B-tb-T-B-B.-T----(đối câu 4)

Câu 4: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)(đối câu 3)

Câu 5: tb-T-tb-B-tb-T-T----(đối câu 6)

Câu 6: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)(đối câu 5)

Câu 7: tb-B-tb-T-B-B.-T

Câu 8: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)


*******Cuội Nga Mơ Mộng******

Một tối đêm kia nguyệt sáng mờ

Hồn tôi mãi miết nghĩ vần thơ

Nhìn trăng Chú Cuội như vui vẻ

Thấy bóng Hằng Nga giống khóc cơ

Chú Cuội đêm kia nằm mớ mộng

Hằng Nga sáng nọ đứng màng mơ

Bao nhiêu áng mộng theo mây khói

Rớt bút buông thơ, ngũ ngáy khò


BT


V=là Âm Vần

T=lớn là phải theo luật Trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng)

B=lớn phải theo luật Bằng ( dấu huyền và chữ O dấu )

tb=nhỏ là luật Trắc hay Bằng (nhưng nhớ phải theo niêm luật)


[You must be registered and logged in to see this image.]

http://kyniem.easyvn.com/tinhonlieen

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Similar topics

-

» Đối thơ cùng ADMIN

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết